Mẹo Thời Trang CÁCH BẢO QUẢN KHĂN CHOÀNG LỤA, CASHMERE VÀ COTTON ĐÚNG CÁCH

10/09/2017 07:56:47

Vải lụa, cashmere và cotton là những chất liệu khá phổ biến được sử dụng để sản xuất khăn choàng, thời trang quần áo,.... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản chúng và dưới đây là những lưu ý quan trọng trong việc giữ những sợi vải của chúng ta luôn trong trạng thái MỚI và BỀN.

KHĂN LỤA
Lụa là chất liệu có độ mềm mượt rất cao, luôn tạo một cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại vô cùng dễ chịu. Tuy nhiên, khăn lụa là loại khăn rất dễ bị hỏng nếu bạn không sử dụng và chăm sóc cẩn thận.
Tuyệt đối không giặt máy: Lụa là chất liệu khá dễ bị xước, bên cạnh đó thì khăn lụa cũng không bám bẩn nhiều. Do đó, chúng ta nên giặt tay một cách nhẹ nhàng và cẩn thận với khăn lụa. Không nên sử dụng các loại xà bông có tính giặt tẩy mạnh, không giặt bằng nước nóng, không chà xát mạnh khi giặt.
Giữ độ bóng với dấm trắng: Sau khi giặt khăn, bạn nên tráng lại đồ lụa với nước pha khoảng 40ml dấm trắng. Dấm pha nước giúp loại bỏ xà phòng và khôi phục độ bóng cho lụa.
• Phơi ở nơi thoáng gió, râm mát: Không nên phơi lụa ngoài nắng to vì khăn lụa rất dễ bị khô và cứng, màu sắc lụa cũng sẽ mất rất nhanh dưới tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời.
• Nên ủi ẩm khăn: Bạn nên ủi khăn khi khăn còn ẩm hoặc dùng bàn là có hơi nước và nên ủi mặt trái của khăn.


KHĂN CASHMERE
Cashmere là chất liệu mang lại cảm giác mềm, mượt đặc biệt mà hiếm có loại vải thông thường nào có được. Tuy nhiên, để luôn giữ được sự mềm mại, thẳng nếp của khăn cashmere, bạn nên ghi nhớ một vài lưu ý sau đây.
• Giặt tay và sử dụng nước lạnh: Cashmere là chất liệu rất dễ bị thay đổi cấu trúc sợi, vì thế bạn cần bảo vệ chúng khỏi các loại hóa chất. Thậm chí các chuyên gia thời trang còn khuyên nên hạn chế giặt chúng. Bạn không nên dùng nước giặt quá 20°C và chọn loại nước giặt lụa với độ tẩy nhẹ hoặc bạn cũng có thể sử dụng dầu gội dành cho trẻ em để thay cho nước giặt. Sau khi áo đã được giặt sạch, vắt nhẹ nhàng cho áo bớt nước. Không nên vắt kiệt áo trong nước bởi như thế sẽ làm chúng dễ bị biến dạng, mất đi phom dáng ban đầu.
• Tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời: Như đã nói ở trên, do đặc tính dễ bị thay đổi cấu trúc sợi nên nếu bạn phơi khăn dưới cái nắng trực tiếp thì rất có thể, chiếc khăn mà bạn nâng niu sẽ “ngoảnh mặt” với bạn.
• Không nên treo khăn khi phơi: Hãy trải phẳng lên một chiếc khăn tắm và để nơi khô ráo cho khô tự nhiên để giữ luôn giữ khăn ở cấu trúc tốt nhất.
• Bảo quản: Cất khăn tại nơi khô ráo, tốt nhát nên gập, và để trong túi nylon có lỗ thoát khí.

KHĂN COTTON
Cotton là chất liệu tự nhiên vô cùng thoải mái với cấu trúc sợi đan xen khá thoáng và thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu ngày, khăn cotton dễ bị lưu mùi hoặc bị ố vàng ở những vị trí thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với da. Vì thế, khăn cotton cần được lưu ý và bảo vệ và xứ lý đúng cách để khăn luôn sạch và mới.

• Không dùng thuốc tẩy: Cotton là một chất liệu rất dễ bị co rút và biến dạng, vì thế, cách tốt nhất để chăm sóc cho chúng đó là giặt tay nhẹ nhàng với nhiệt độ nước vừa phải. Nên tránh các loại xà bông giặt tẩy mạnh, tuyệt đối không dùng thuốc tẩy, nhất là trên áo màu.
• Tránh sử dụng nước xả mềm vải: Là chất liệu có tính co giản cao nên khi xả vải, chúng ta nên tránh dùng các loại nước xả mềm vải, nếu bạn muốn khăn thơm hơn sau khi giặt, bạn có thể dùng các loại nước xả thơm, nếu không khăn của bạn sẽ bị giãn rất nhanh.
• Không nên phơi khăn bằng móc treo: Nên dùng dây treo tráng kẽm với độ bền và độ cứng hạn chế tối đa sự co giản. Móc treo sẽ hạn chế diện tích tiếp xúc và sẽ khiến chiếc khăn của bạn dễ bị “nhũn” và “biến dạng” hơn.
• Tránh xếp khăn khi còn ẩm: Xếp/gấp khăn ẩm khiến cho nước còn trong các lớp khăn bên dưới không thể bốc hơi được. Vì thế, luôn luôn treo khăn thẳng không gấp.

  • 0
  • Đăng bởi:
  • 10/09/2017 07:56:47

Gửi Bình Luận