Tin tức MÂM CỖ CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ GỒM NHỮNG GÌ?

06/01/2022 08:03:13

Tết Đoan Ngọ là một ngày Tết truyền thống của Việt Nam. Vào ngày này người Việt thường làm mâm cơm cúng tổ tiên để thể hiện lòng thành và cầu cho mưa thuận gió hòa, một mùa màng bội thu không bị sâu bệnh. Trong bài viết này, Phạm Gia sẽ gợi ý cho bạn mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của ba miền gồm những gì nhé!

Tết Đoan Ngọ là ngày gì? 

Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (ngày mùng 5 tháng 5 theo lịch Âm) là một ngày Tết truyền thống tại một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Năm 2022, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ Sáu (3/6/2022 Dương lịch).

Người Việt Nam gọi Tết Đoan Ngọ với cái tên dân dã là Tết diệt sâu bọ. Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt đi các loại gây hại cho cây trồng, cầu nguyện một mùa màng bội thu. 

Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ

Tùy thuộc vào thực tết của từng địa phương mà mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung mâm lễ của ngày Tết này thường có: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại trái cây (mận, vải,...). Ngoài ra với các vùng thì có thay đổi về đặc sản riêng của vùng miền đó, cụ thể: 

  • Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc:

 

           + Hương, hoa, vàng mã 

           + Nước, rượu nếp

           + Các loại trái cây 

           + Bánh tro, bánh ú

           + Xôi, chè

           + Cơm rượu nếp: là món đặc trưng trong dịp này, thường gồm cả nếp cẩm và nếp cái hoa vàng

  • Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung:

           + Hương, hoa, vàng mã

           + Nước, rượu nếp

           + Các loại trái cây

           + Bánh tro, bánh ú

           + Chè kê: món ăn đặc biệt quen thuộc với những ai gốc Huế

           + Cơm rượu miền Trung được làm từ phương pháp lên men cổ truyền, có miếng nhỏ vuông vức. 

           + Thịt vịt

  • Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam: 

           + Hương, hoa, vàng mã

           + Nước, rượu nếp

           + Các loại trái cây

           + Cơm rượu ở miền Nam không để rời mà được viên thành những viên tròn trước khi ủ

           + Bánh ú bá trạng: tương tự bánh tro nhưng to hơn một chút, bánh được làm từ gạo nếp và được nhồi nhiều nhân sau đó gói trong lá rồi nấu chín bằng cách luộc hoặc hấp

           + Chè trôi nước: là những viên chè to tròn được làm từ bột nếp trắng, bên trong là nhân đậu xanh thơm bùi. Chè trôi nước được ăn cùng nước đường gừng và nước cốt dừa

Lưu ý: Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11h - 13h trưa. 

Trên đây là gợi ý mâm cỗ cúng Tết diệt sâu bọ của ba miền, hy vọng qua bài viết này Phạm Gia sẽ giúp ích cho bạn trong công việc chuẩn bị mâm lễ hoàn hảo nhất trong ngày Tết tới. 

Cùng đón đọc các mục tin hay tại Phạm Gia bạn nhé!

 



 
Tags
  • 0
  • Đăng bởi:
  • 06/01/2022 08:03:13